Triển khai biện pháp cấp bách phòng dịch bệnh

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, yêu cầu các tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, bệnh lở mồm long móng cần có biện pháp bao vây xử lý các ổ dịch để nhanh chóng dập tắt dịch, không để lây lan sang các địa phương khác; tổ chức tiêm phòng bổ sung vắcxin cúm gia cầm, vắcxin lở mồm long móng và một số loại vắcxin bắt buộc khác.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, yêu cầu các tỉnh có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, bệnh lở mồm long móng cần có biện pháp bao vây xử lý các ổ dịch để nhanh chóng dập tắt dịch, không để lây lan sang các địa phương khác; tổ chức tiêm phòng bổ sung vắcxin cúm gia cầm, vắcxin lở mồm long móng và một số loại vắcxin bắt buộc khác.

Tại hội nghị báo cáo về tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2008 và triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch năm 2009, tổ chức ngày 11/2, tại thành phố Cần Thơ, Cục Thú y chỉ đạo các tỉnh còn lại, đặc biệt các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng tăng cường công tác giám sát phát hiện dịch, xử lý nhanh triệt để có hiệu quả các ổ dịch khi phát hiện. Đồng thời, các tỉnh cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại cơ sở.


Cục Thú y cho biết đến nay trên cả nước có 5 địa phương là Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Nghệ An và Quảng Ninh phát hiện dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày... Công tác phòng chống dịch đang được các ngành chức năng của cả nước, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương thực hiện.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y các tỉnh Đồng đồng bằng sông Cửu Long, với thời tiết lạnh như hiện nay và tình trạng nuôi gia cầm nhỏ lẻ, rải rác trong dân vẫn còn nhiều là điều kiện dễ xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm; trong khi đó, công tác phòng chống dịch ở nhiều địa phương hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Đối với bệnh lở mồm long móng, các địa phương chưa có dịch cần chủ động tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển nhằm ngăn không cho dịch xâm nhập địa bàn. Thực hiện tiêm phòng vắcxin lở mồm long móng đợt I/2009 sớm hơn năm trước, cụ thể là bắt đầu tiêm phòng từ tháng 3/2009.

Đối với bệnh tai xanh ở lợn, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng bệnh bằng cách chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo sức đề kháng cho con vật, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin bắt buộc khác như dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, phó thương hàn.

Đối với các bệnh khác trên gia súc, gia cầm, các tỉnh tăng cường công tác kiểm tra dịch bệnh, chú ý chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, chuồng trại chống đói rét, triển khai tốt công tác tiêm phòng gây miễn dịch cho đàn trâu bò bằng các loại vắcxin tụ huyết trùng, tiên mao trùng. Chú ý tiêm phòng đạt tỷ lệ cao đối với bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục