Ấn Độ dẫn đầu thế giới về số lượng thư rác điện tử

Theo các chuyên gia, nếu xuất hiện một thư rác trong hộp thư của bạn thì có tới 1/10 khả năng thư đó được chuyển tiếp từ 1 máy tính Ấn Độ.
Các chuyên gia tại SophosLabs đã công bố báo cáo mới nhất ngày 23/4 có tên "tá bẩn" để đánh giá chi tiết các quốc gia có lượng thư rác máy tính xếp đầu thế giới, họ thấy chỉ trong vòng 1 năm Ấn Độ đã vượt qua Mỹ và trở thành "vua" trong vấn đề chuyển tải thư rác.

Các chuyên gia cho rằng nếu xuất hiện một thư rác trong hộp thư đến của bạn, thì có tới 1/10 khả năng thư đó đã được chuyển tiếp từ một máy tính Ấn Độ. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2012, Cơ quan trên đã chỉ ra 12 quốc gia có lượng chuyển tải thư rác hàng đầu thế giới gồm Ấn Độ, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Indonesia, Nga, Italy, Brazil, Ba Lan, Pakistan, Việt Nam, Đài Loan, Peru. Các quốc gia khác chiếm 41,7%.

Đại đa số các thư rác đến từ các máy tính gia đình bị tin tặc xâm nhập. Tin tặc từ một vùng xa xôi có thể gửi thư rác từ máy tính tuyển dụng, cũng như có thể ăn cắp thông tin hoặc cài đặt các mã độc hại khác.

Tuy nhiên tin tốt lành là tổng lượng các tin nhắn email rác trên toàn cầu đã giảm kể từ quý I/2011. Có được điều này là nhờ ISPs đã làm việc tốt hơn trên toàn thế giới, nhưng cũng phản ánh một sự thay đổi trong chiến thuật của bọn tội phạm mạng. Những kẻ gửi thư rác đang tăng cường tìm kiếm thư rác từ các mail truyền thống kém hiệu quả, sau đó chuyển sang các mạng xã hội để nhân rộng các chiến dịch thư rác tiếp thị thay thế.

Facebook và Twitter là hai mạng trước đây bị các spammer nhắm tới để tung các chiến dịch thư rác, nhưng gần đây nhất, mạng xã hội nóng Pinterest đã được tin tặc lợi dụng tối đa để phân phối các bài viết liên kết đến các trang web phục vụ cho việc bán hàng hóa, hoặc kiếm hoa hồng cho những kẻ gửi thư.

Trong khi thư rác tiếp thị cơ bản giảm, số lượng tin nhắn làm lây lan phần mềm độc hại hoặc những thủ thuật giả mạo tên, mật khẩu và thông tin cá nhân lại ngày càng tăng nhanh.

Các thống kê mới nhất chỉ ra rằng, những người lần đầu sử dụng Internet để đăng nhập trực tuyến tăng cao tại các nước đang phát triển, và họ không sử dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn các lây nhiểm độc hại khiến PCs của họ bị rơi vào nạn thư rác trầm trọng.

Để máy tính của bạn không phải là một bộ phận đóng góp các thư rác vào kho thư rác toàn cầu, bạn cần phải bảo vệ nó bằng cách cập nhật các phần mềm diệt virus và cẩn thận với các đường link khi bạn nhấp chuột, ngay cả những phần mềm bạn đã cài đặt./.

Thạch Thảo (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục