Tỷ lệ sản phẩm, dịch vụ tự động hóa còn thấp

Quá trình công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đang tạo nên thị trường lớn cho lĩnh vực tự động hóa và đã có nhiều nhà máy trang bị các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, nhiều cơ sở nâng cấp, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới tạo nên nhu cầu áp dụng hệ thống điều khiển tự động.

Quá trình công nghiêp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đang tạo nên thị trường lớn cho lĩnh vực tự động hóa và đã có nhiều nhà máy trang bị các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, nhiều cơ sở nâng cấp, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới tạo nên nhu cầu áp dụng hệ thống điều khiển tự động.

Tuy nhiên, phần lớn thị trường này lại do các hãng nước ngoài chi phối. Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Phạm Thượng Cát, Viện Công nghệ Thông tin, nguyên nhân là do công nghiệp chế tạo các sản phẩm và hệ thống tự động hóa của Việt Nam còn chưa hình thành.

Các công ty của Việt Nam làm các dịch vụ tích hợp hệ thống, bảo hành, bảo trì cũng chỉ mới đủ năng lực làm các hệ thống nhỏ hoặc bảo trì các hệ thống lớn dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia nước ngoài.

Bên cạnh đó còn phải kể đến sự thiếu hụt đội ngũ nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới ở các cơ sở sản xuất. Khi các cơ sở sản xuất không tiến hành việc thiết kế, chế tạo và cải tiến chỉ tiêu chất lượng, các sản phẩm của mình đã thiếu hẳn động lực phát triển cho công nghệ nói chung và công nghệ tự động hóa nói riêng.

Mặt khác, các viện nghiên cứu công nghệ của Việt Nam hiện nay ít nhiều còn xa rời với thực tiễn sản xuất, chưa gắn bó hữu cơ với thị trường nên không tạo nên sức phát triển tổng hợp.

Các kỹ sư tự động hóa được đào tạo khi về các cơ sở sản xuất thường làm các công việc bảo hành, bảo trì hệ thống đo và điều khiển dây chuyền công nghệ, ít có điều kiện tham gia phát triển sản phẩm hoặc thiết kế hệ thống điều khiển mới. Điều này làm cho kiến thức của các kỹ sư sau khi ra trường ít được cập nhật.

Để thúc đẩy lĩnh vực công nghệ tự động hóa ở Việt Nam, ông Cát cho rằng cần khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ở trong và ngoài nước hãy sử dụng sản phẩm và dịch vụ tự động hóa của Việt Nam; xây dựng đội ngũ nhân lực tự động hóa ngang tầm quốc tế.

Nhà nước và doanh nghiệp phải có chiến lược duy trì đầu tư để mỗi doanh nghiệp định kỳ ít nhất cho ra một sản phẩm mới hay một dịch vụ mới; đặc biệt, các doanh nghiệp và mỗi chuyên gia hãy tìm mọi biện pháp để xuất khẩu được sản phẩm và dịch vụ tự động hóa của mình ra toàn cầu./.

(TTXVN/Vietanm+)

Tin cùng chuyên mục