EU siết chặt các qui định về vốn ngân hàng

Nghị viện châu Âu vừa thông qua bộ luật bao gồm các qui định nghiêm ngặt hơn về vốn ngân hàng. Đây được xem là bước đi đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) tiến tới khôi phục lòng tin của giới đầu tư vào thị trường tài chính, vốn bị sụp đổ sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Nghị viện châu Âu vừa thông qua bộ luật bao gồm các qui định nghiêm ngặt hơn về vốn ngân hàng. Đây được xem là bước đi đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) tiến tới khôi phục lòng tin của giới đầu tư vào thị trường tài chính, vốn bị sụp đổ sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Theo bộ luật trên, các ngân hàng phải giữ lại 5% giá trị các sản phẩm được chuyển thành cổ phiếu mà họ phát hành hoặc bán, trong đó có cả cổ phiếu cầm cố, để đề phòng xảy ra rủi ro đối với các sản phẩm này.

Bộ luật qui định hạn mức cho vay giữa các ngân hàng là 25% tổng số vốn của mỗi ngân hàng nhằm tránh gây bất ổn cho thị trường tài chính khi xảy ra tình trạng vỡ nợ; yêu cầu thành lập "hội đồng giám sát" đối với mỗi ngân hàng xuyên quốc gia nhằm giúp các nhà điều phối hợp tác chặt chẽ hơn.

Trong bộ luật này, Ủy ban châu Âu (EC) trong năm nay sẽ phải đưa ra những đề xuất pháp lý nhằm cải thiện sự minh bạch trên thị trường "không trao đổi" vốn phái sinh; thành lập cơ quan trung tâm để giải quyết những giao dịch trao đổi tín dụng không thực hiện trái vụ (CDS). Ngân hàng các nước EU sẽ phải thực hiện các quy định này từ năm 2010.

Séc, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cho rằng việc ban hành đạo luật nói trên là sự phản ứng nhanh nhạy và thích hợp của EU nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.

Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng này cho thấy các ngân hàng phải có vốn dự trữ để không cần xin bảo lãnh trong trường hợp thị trường tài chính sụp đổ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục