Nâng cao kỹ năng thông tin cho các nhà báo

Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ cải cách tư pháp và pháp luật ở Việt Nam do Đan Mạch tài trợ, đại diện của hơn 20 cơ quan báo chí đã tham dự khóa tập huấn về thông tin công chúng, tổ chức tại Quảng Ninh trong 2 ngày 24 và 25/3.

Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ cải cách tư pháp và pháp luật ở Việt Nam do Đan Mạch tài trợ, đại diện của hơn 20 cơ quan báo chí đã tham dự khóa tập huấn về thông tin công chúng, tổ chức tại Quảng Ninh trong 2 ngày 24 và 25/3.
 
Tham gia khóa học này, các học viên được bổ sung những kiến thức về truyền thông như cách tiếp cận thông tin, kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu về quyền của nhà báo, những vấn đề bạn đọc quan tâm....
 
Giảng viên chính của khóa học, bà Anya Schiffrin, giáo viên trường Báo chí Columbia New York (Hoa Kỳ), cho rằng tăng cường công tác truyền thông là điều cần làm để người nước ngoài hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, nhất là khi internet - kênh thông tin rất tốt để quảng bá Việt Nam - đang ngày một phát triển.
 
Theo ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông), từ giữa năm 2007, Chính phủ đã có quy chế về người phát ngôn quy định tại mỗi cơ quan nhà nước đều phải có người đại diện phát ngôn với báo chí. Nhương đến nay, các hoạt động này hầu như chưa được thực hiện do các bộ ngành chưa quan tâm đúng mức đến báo chí.
 
Bên cạnh đó, ông Nghiêm cũng thừa nhận việc lạm dụng khái niệm “thông tin mật” ở Việt Nam, thay vì công bố công khai danh mục các loại thông tin mật như ở nhiều nước trên thế giới, cũng gây khó khăn cho các nhà báo khi tác nghiệp.
 
Dự án hỗ trợ cải cách tư pháp và pháp luật ở Việt Nam được thực hiện trong 4 năm, 2006- 2009, với kinh phí gần 2 triệu USD. Văn phòng Quốc hội, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp là những đơn vị được hưởng lợi từ dự án./.
 
Ngọc Dung (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục