Đồng USD quay đầu giảm giá tại thị trường châu Á

Sau khi tăng lên mức cao nhất trong ba tuần trở lại đây, đồng USD lại giảm giá so với đồng yen trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch ngày 19/5, do các nhà xuất khẩu Nhật Bản tăng mạnh bán ra đồng bạc xanh. Tại Tokyo vào chiều 19/5, 1 USD đổi được 81,66 yen sau khi đổi được tới 81,80 yen vào đầu phiên. Trong phiên trước (18/5), đồng bạc xanh đổi được 81,64 yen vào lúc cuối ngày trên thị trường New York.
Sau khi tăng lên mức cao nhất trong ba tuần trở lại đây, đồng USD lại giảm giá so với đồng yen trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch ngày 19/5, do các nhà xuất khẩu Nhật Bản tăng mạnh bán ra đồng bạc xanh.

Tại Tokyo vào chiều 19/5, 1 USD đổi được 81,66 yen sau khi đổi được tới 81,80 yen vào đầu phiên. Trong phiên trước (18/5), đồng bạc xanh đổi được 81,64 yen vào lúc cuối ngày trên thị trường New York.

Đồng bạc xanh cũng yếu đi so với đồng euro khi 1 euro tăng lên 1,4625 USD so với 1,4236 USD của cuối phiên hôm trước tại New York.

Việc các nhà xuất khẩu Nhật Bản bán mạnh đồng USD đã khiến đồng tiền này mất giá. Mặc dù áp lực bán USD đã giảm dần trong mấy tuần gần đây song các nhà xuất khẩu Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì việc bán đồng bạc xanh từ các hoạt động hàng ngày của họ. Trong khi đó, đồng tiền châu Âu lại được hỗ trợ nhờ giá dầu tăng lên.

Thị trường tiền tệ nhìn chung không mấy bị xáo trộn trước thông tin Giám đốc Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) Dominique Strauss-Kahn từ chức để chuẩn bị bào chữa cho vụ án quấy rối tình dục.

Đồng yen có đôi chút xáo động sau khi các số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố vào sáng 19/5 cho thấy GDP của nước này trong quý I đã sụt giảm do hậu quả của thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân, đưa nền kinh tế Nhật Bản rơi trở lại vào suy thoái.

Theo số liệu chính thức, GDP trong quý I của Nhật Bản suy giảm mạnh hơn mức dự kiến 3,7%. Tuy nhiên, hiện thị trường quan tâm nhiều hơn đến những tác động dự kiến là sẽ còn lớn hơn của thảm hoạ trên đối với GDP của Nhật trong quý II, cũng như đến kết quả kinh doanh hàng tháng.

Theo các nhà phân tích, nếu các số liệu cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản giảm sút thì đồng yen có nguy cơ yếu đi do tác động của vấn đề cung-cầu.

Đồng USD yếu đi còn do châu Âu đang quyết liệt giải quyết vấn đề tái cơ cấu nợ của Hy Lạp cùng những số liệu mới, cho thấy ngân hàng trung ương Mỹ vẫn không tỏ ra quá lo ngại về tình hình lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

So với các đồng tiền châu Á, đồng USD trong phiên này có những biến động không đồng nhất./.

Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục