Phương pháp giúp kim loại tự phục hồi khi bị hỏng

Ý tưởng của công nghệ mới này là thực hiện mạ lên bề mặt kim loại một lớp nang nhỏ thể lỏng (lớp nang này là một dạng dầu hỗn hợp).
Tiến sỹ Claudia dos Santos thuộc Hiệp hội chế tạo công trình và tự động hóa Fraunhofer (Đức) và tiến sỹ Christian Mayer thuộc Đại học Stuttgart Duisburg-Essen cùng các đồng nghiệp vừa nghiên cứu phương pháp giúp kim loại tự phục hồi khi bị hư hỏng.

Ý tưởng cơ bản của công nghệ mới này là thực hiện mạ lên bề mặt kim loại một lớp nang nhỏ thể lỏng (lớp nang này là một dạng dầu hỗn hợp được tạo thành bởi chất butylcyanoacrylate và các loại hợp chất có tính chất phục hồi).

Khi bề mặt kim loại bị hư hỏng, lớp nang ở khu vực bị hư hỏng sẽ vỡ ra và tạo thành hợp chất Tri-chrome Passivation thể lỏng có tính phục hồi.

Hợp chất Tri-chrome Passivation thể lỏng sẽ phản ứng với nguyên tử kim loại xung quanh và hình thành màng có độ dài vài phân tử, vừa vững chắc lại có tính bảo vệ, qua đó giúp phục hồi bề mặt kim loại bị hư hỏng.

Ngoài ra, tiến sỹ Dos Santos và Mayer còn sử dụng một loại chất khử nhiễm đặc biệt để làm ổn định lớp nang. Chất khử nhiễm này có thể được gắn vào vỏ ngoài lớp nang để ngăn cho chúng khỏi dính vào nhau, qua đó giúp tránh sự phá hủy của các chất điện phân.

Hiện tại, các nhà khoa học đã kiểm chứng công nghệ này trong lớp mạ đồng, lớp niken và lớp kẽm, đồng thời họ tin tưởng trong vài năm nữa công nghệ kim loại tự phục hồi khi hư hỏng sẽ được phổ biến rộng rãi./.

Ngọc Thúy (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục