Nhật Bản phóng vệ tinh theo dõi khí nhà kính

Trong nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu, ngày 23/1, Nhật Bản đã phóng vệ tinh đầu tiên trên thế giới thu thập dữ liệu về khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Trong nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu, ngày 23/1, Nhật Bản đã phóng vệ tinh đầu tiên trên thế giới thu thập dữ liệu về khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
 
Sau hai ngày bị hoãn lại do thời tiết xấu, một tên lửa đẩy của Nhật Bản mang theo vệ tinh quan sát khí thải nhà kính (GOSAT) và 7 vệ tinh khác đã được phóng lúc 12 giờ 45 phút (giờ địa phương) từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, phía Nam Nhật Bản.
 
GOSAT được trang bị 2 bộ phận cảm biến: Bộ phận cảm biến thứ nhất sẽ theo dõi các tia hồng ngoại phản xạ từ bề mặt Trái Đất hoặc bầu khí quyển, giúp tính toán lượng khí thải nhà kính; Bộ phận cảm biến thứ hai sẽ theo dõi các đám mây và xon khí vì chúng thường dẫn đến những sai sót trong tính toán.
 
GOSAT được đặt tên là "Hơi thở", sẽ thu thập các dữ liệu từ 56.000 địa điểm trên Trái Đất và cung cấp thông tin chính xác về mật độ khí thải cácbon và mêtan trên gần như toàn bộ bề mặt Trái Đất.
 
Vệ tinh này sẽ cung cấp dữ liệu sơ bộ 9 tháng sau khi được phóng lên, và sẽ bay theo quỹ đạo cách Trái Đất 660 km trong vòng 5 năm./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục