Chứng khoán thế giới đã qua thời tồi tệ?

Khả năng một trong những đợt xuống giá tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán trong lịch sử nước Mỹ có thể đã qua cũng chưa phải là điều đáng ăn mừng sau những gì thị trường này đã để mất trong tháng 10.

Khả năng một trong những đợt xuống giá tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán trong lịch sử nước Mỹ có thể đã qua cũng chưa phải là điều đáng ăn mừng sau những gì thị trường này đã để mất trong tháng 10.

Trong mắt nhiều chuyên gia thì đợt tăng giá của cổ phiếu gần đây dường như không phải là đợt tăng giá dài. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng thị trường có thể sai lầm khi cho rằng việc chỉ số S&P 500 giảm tới 46% cách đây 3 tuần có thể đã là đáy của đợt xuống giá này.

Nhà chiến lược đầu tư chủ chốt của S&P, Sam Stovall, lưu ý trong 2 lần suy sụp duy nhất kể từ Thế Chiến II (theo thứ tự giảm 40% và 49%), thị trường chứng khoán thường phải mất 5 năm và 3 năm để khôi phục số điểm đã mất.

Các nhà phân tích cho rằng sau đây là những nhân tố sau có thể đẩy thị trường chứng khoán: với gần 13 tháng, độ dài của đợt xuống giá này của thị trường chứng khoán không dài bằng các đợt xuống giá trước, nhưng số điểm bị mất lại cao hơn so với mức trung bình của các đợt xuống giá trước.

Các đợt xuống giá trước đây thường kéo dài trung bình 16 tháng tính từ đỉnh cao đến điểm thấp nhất, với mức sụt giảm trung bình 31% căn cứ theo chỉ số S&P 500. Đến ngày 3/11, chỉ số S&P 500 giảm 38% so với đỉnh cao hồi tháng 10/2007.

Các thị trường thế giới đang thoát khỏi giai đoạn hai tháng tồi tệ nhất, cho thấy thời kỳ hồi phục đang chín muồi. S&P's nói rằng 52 thị trường toàn cầu hàng đầu đã mất 5.790 tỷ USD trong tháng 10/08 và 4.000 tỷ USD trong tháng 9.

Theo công ty nghiên cứu Bespoke Investment Group, đợt suy sụp này là là chu kỳ mất điểm dài nhất mà không có 20% tăng điểm của chỉ số S&P 500 kể từ đầu thập kỷ 1970. Chỉ số S&P 500 đến chiều 3/11 đã tăng 15% so với mức thấp trước đó.

Việc chiến dịch tranh cử đi đến hồi kết trong tuần này có thể mang lại sự phục hồi hậu bầu cử cho thị trường chứng khoán một khi các nhà đầu tư biết ai sẽ đứng đầu Nhà Trắng. Tuy nhiên, cũng có khả năng thị trường có thể rối loạn hơn nữa nếu xảy ra việc phải kiểm lại phiếu.

Mỹ và chính phủ các nước khác đang tiến hành các biện pháp khẩn cấp để kiểm soát thiệt hại đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng có những nhân tố khác có thể kéo thị trường chứng khoán đi xuống như suy thoái toàn cầu dự báo sẽ mang lại rắc rối kinh tế sâu sắc hơn trong năm 2009, có thể khiến các nhà đầu tư xa lánh cổ phiếu; chỉ số Biến động CBOE (VIX), phản ánh tâm trạng của nhà đầu tư về biến động thị trường trong 30 ngày tới, kết thúc tháng 10 ở mức 59,89 điểm, gần gấp ba lần mức trung bình của thập kỷ trước, cho thấy nỗi lo ngại xảy ra đợt suy giảm mạnh mới của giá chứng khoán.

Việc các quỹ đầu mạo hiểm và các quỹ khác có thể buộc phải bán cổ phiếu -trước sức ép huy động vốn cho các nhà đầu tư-có thể khiến cho thị trường lại mất điểm.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn thăng trầm, như giai đoạn giữa năm 1966 và 1982, được bắt đầu với việc chỉ Dow Jones đạt ngưỡng 1.000 điểm và phải mất 16 năm trước khi có thể tăng lên trên ngưỡng đó./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục