Khủng hoảng kinh tế có thể kích động thù hận

Ngày 22/4, một ngày sau khi thông qua được tuyên bố kêu gọi đoàn kết chống mọi hình thức phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử, Hội nghị chống phân biệt chủng tộc của Liên hợp quốc đang diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) đã chuyển trọng tâm sang những mối lo ngại liên quan đến khủng hoảng kinh tế.

Ngày 22/4, một ngày sau khi thông qua được tuyên bố kêu gọi đoàn kết chống mọi hình thức phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử, Hội nghị chống phân biệt chủng tộc của Liên hợp quốc đang diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) đã chuyển trọng tâm sang những mối lo ngại liên quan đến khủng hoảng kinh tế.

Tại hội nghị, các diễn giả đã tập trung thảo luận về tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tới toàn thế giới và cách thức các nước thực hiện cam kết của mình để chống phân biệt chủng tộc. 

Đa số đều bày tỏ quan ngại về tình hình kinh tế với cảnh báo rằng làn sóng thất nghiệp ồ ạt hiện nay có thể làm gia tăng những hành động không khoan dung đối với người nước ngoài nếu chính phủ các nước không hành động kịp thời. 

Ông Terry Davis, người đứng đầu Hội đồng châu Âu, cho rằng các nước không thể bắt người dân phải có lòng khoan dung, song có thể thúc đẩy đối thoại giữa những cộng đồng khác nhau về chủng tộc, tôn giáo hay sắc tộc. 

Ông nói rõ rằng cuộc chiến chống lòng thù hận là một con đường dài nhiều chông gai. Ông lấy ví dụ về Haiti, nước dựa phần lớn vào nguồn tiền do công dân làm việc ở nước ngoài gửi về, có thể bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tình trạng bài ngoại khi mà do khủng hoảng, đa số các công ty đều sa thải công nhân nhập cư và ưu tiên "giữ chỗ" cho người bản địa. 

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Antonio Guterres cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế hiện nay đang khiến nhiều nước phải cắt giảm các chương trình của chính phủ, song không nên để ảnh hưởng tới nỗ lực chống phân biệt chủng tộc và nạn bài ngoại. 

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngay trong bài phát biểu khai mạc hội nghị hôm 20/4 đã nhấn mạnh nguy cơ bất ổn xã hội, sự điều hành yếu kém của chính phủ, và những phản ứng từ người dân liên quan tới khủng hoảng kinh tế sẽ góp phần làm gia tăng những hành động thù hận nếu các nước không ưu tiên giải quyết các vấn đề về kinh tế./

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục