Xử lý taxi "chặt chém"

Chưa thể “thanh lọc” hết các hãng taxi “chặt chém”

Lực lượng chức năng đã có rất nhiều cuộc thanh kiểm tra nhưng dường như vẫn chưa thể "thanh lọc" hết các hãng taxi vi phạm.
Theo ông Khuất Việt Hùng, Quyền Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải), lái xe taxi “bắt chẹt” hành khách trong thời gian vừa qua là một hình thức “khủng bố” đối với chất lượng dịch vụ du lịch vận tải trên địa bàn thủ đô. “Mặc dù các lực lượng đã có rất nhiều cố gắng nhưng hiện tại thì chưa thể phát hiện và ‘thanh lọc’ hết những cá nhân lái xe chưa tốt hay những đơn vị kinh doanh taxi chưa đúng quy định. Cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép kinh doanh taxi thì thì hoàn toàn có thể rút phép được nhưng quan trọng là có làm hay không. Bảo khó, đương nhiên là khó, nhưng khó không có nghĩa là bất khả,” ông Hùng bày tỏ chính kiến. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Khuất Việt Hùng. “Bắt chẹt” khách là “khủng bố” vận tải- Các vụ lái xe taxi “bắt chẹt” khách du lịch nước ngoài xảy ra trong thời gian vừa qua đã gióng lên hồi chuông đáng báo động về công tác quản lý hoạt động của hãng taxi, đạo đức lái xe. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?Ông Khuất Việt Hùng: Trong 5 năm trở lại đây, các đơn vị taxi đã có những bước chuyển biến. Nhìn tổng thế, Hà Nội là thành phố đầu tiên có Đề án sắp xếp lại hoạt động taxi trên địa bàn thành phố và nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân và khách du lịch sử dụng dịch vụ vận tải công cộng thuận tiện, thân thiện hơn. Thời gian gần đây, lái xe taxi đã dùng nhiều “chiêu” để “móc túi” hành khách, gian lận cước… của một số đơn vị taxi vẫn đang quản lý theo hình thức khoán cho lái xe nên đã xảy ra trường hợp “bắt chẹt” khách.   Theo tôi, hành vi bắt chẹt khách là một hình thức “khủng bố” đối với chất lượng dịch vụ du lịch vận tải trên địa bàn thủ đô và có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền làm suy giảm lượng khách du lịch. - Việc bắt chẹt khách rơi vào một số hãng nhỏ lẽ. Phải chăng đây là thực tế trong hoạt động vận tải taxi? Ông Khuất Việt Hùng: Một số hãng có chiến lược dành thị trường bằng giá, trong khi những hãng taxi lớn khác như Taxi Group, lại chọn chất lượng để làm thị phần cạnh tranh. Cũng giống như các hãng hàng không giá rẻ lấy giá thấp làm chiến lược cạnh tranh thì sẽ phải cắt giảm nhiều khoản chi phí và hành khách sẽ có nguy cơ đối mặt với những rủi ro về chất lượng dịch vụ so với các hãng hàng không bình thường. Ở đây, chúng ta không nên nhận xét chiến lược nào là hay, là dở theo khía cạnh kinh doanh hay chỉ tiêu lợi nhuận nhưng có thể thấy rằng những hãng taxi lấy chất lượng làm nền tảng như Taxi Group ở Hà Nội hay VinaSun ở Thành phố Hồ Chí Minh thì cho dù số xe và lái xe nhiều hơn nhưng dường như hiếm khi xảy ra tình trạng “bắt chẹt” khách. - Cách đây hơn 1 năm, Hà Nội có đưa ra biện pháp dừng cấp phép để quản lý chặt hơn, dán tem taxi để chống xe "dù”… Thế nhưng, kết quả dường như không được như mong đợi? Ông Khuất Việt Hùng: Giải pháp dán tem taxi để chống xe “dù” là một giải pháp khá hiệu quả nhưng để kiểm tra xem tem này thật hay giả nhằm phân biệt taxi “dù” là vô cùng tốn công sức và tem cũng rất dễ làm giả. [Khó dẹp nạn taxi "mưu hèn, kế bẩn" vì thiếu chế tài] Vì vậy, lực lượng Thanh tra giao thông Hà Nội dù đã có nhiều cố gắng, song với lực lượng và điều kiện trang thiết bị hiện tại thì chưa thể phát hiện và “thanh lọc” hết những cá nhân lái xe chưa tốt hay những đơn vị kinh doanh taxi chưa đúng quy định. Các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc quyết liệt, nghiêm túc và thường xuyên hơn trong công tác thanh kiểm tra điều kiện kinh doanh taxi để tránh tình trạng bán thương hiệu, taxi “dù” vốn đang là vấn đề gây đau đầu các ban ngành thủ đô. “Gõ” từ quản lý, cấp phép taxi- Hiện nay, Nghị định 91, 93 của Chính phủ và Thông tư 14 của Bộ Giao thông Vận tải ban hành đã tạo điều kiện cấp phép rất dễ trong việc đăng ký kinh doanh. Phải chăng, đây chính là kẽ hở dẫn đến việc số lượng xe taxi phát triển quá nhanh và hoạt động bát nháo, thưa ông?Ông Khuất Việt Hùng: Một số đơn vị kinh doanh áp dụng quá triệt để hình thức khoán cho lái xe, những đơn vị này chỉ đầu tư phương tiện, đăng ký kinh doanh sau sau đó khoán trắng cho lái xe tự tung, tự tác. Đơn vị chỉ quan tâm đến doanh thu lái xe nộp về nhưng lại không quan tâm tương xứng đến công tác quản lý và kiểm soát chất lượng. Từ đó, người lái xe phải tự xoay sở bằng mọi cách để nộp đủ mức khoán và duy trì thu nhập đủ sống. Chính điều này đã dẫn đến việc khó tránh khỏi hiện tượng một số lái xe thiếu đạo đức sẽ gian lận tiền cước, “bắt chẹt” hành khách, chạy nhanh vượt ẩu để giành khách, dừng đỗ bừa bãi.

Cảnh sát giao thông tiến hành kiểm tra, xử lý xe taxi vi phạm. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép kinh doanh taxi thì thì hoàn toàn có thể rút phép được. Điều này chứng tỏ, luật pháp có đủ quy định và đủ điều kiện để quản lý nhưng quan trọng là có làm hay không. Bảo khó, đương nhiên là khó, nhưng khó không có nghĩa là bất khả. Do đó, ở đây cũng cần phải khẳng định, cơ quan quản lý Nhà nước đã làm tốt trách nhiệm công tác thanh tra, kiểm tra hay chưa bên cạnh việc nói doanh nghiệp và lái xe làm chưa đúng. - Chỉ đến khi thanh tra của bộ vào cuộc, hàng loạt hãng taxi hoạt động sai mới bị đình chỉ. Ông nhìn nhận như thế nào?
Ông Khuất Việt Hùng:
Trong quản lý xe taxi, số taxi của Hà Nội thậm chí lớn gấp 10-20 lần số xe của một tỉnh trung bình đơn cử như Thanh Hóa, trong khi đó số lượng Thanh tra giao thông Hà Nội hiện tại thì có thể nhỉnh hơn nhưng chắc chắn không thể bằng 2-3 lần số cán bộ thanh tra giao thông của Thanh  Hóa. Thanh tra bộ vào cuộc thì có thêm sự hỗ trợ về lực lượng chính quy, thêm thẩm quyền và thiết bị nên phát hiện được nhiêu sai phạm hơn.

[Thanh tra toàn diện doanh nghiệp kinh doanh taxi]
Chúng ta chỉ đơn thuần phê bình Thanh tra và các cơ quan chức năng của Hà Nội thôi thì cũng chưa thật công bằng do trách nhiệm hiện đang lớn hơn so với năng lực của họ. - Theo thống kê sơ bộ của liên ngành Thanh tra và Cảnh sát giao thông, Hà Nội có tới hơn 1.000 xe taxi “dù”. Vậy, bộ và thành phố có biện pháp gì để “dẹp loạn” taxi “dù”?
Ông Khuất Việt Hùng:
Theo quy định tại nghị định 91/2010/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô chưa quy định taxi là phương tiện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, Hà Nội đã phê duyệt Đề án quản lý hoạt động vận tải bằng taxi trên địa bàn thủ đô đến năm 2015 và định hướng đến năm 2030 và theo Luật thủ đô bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2013, thành phố có thẩm quyền quy định việc áp dụng giải pháp sử dụng tổng đài GPS (hộp đen) dùng chung và yêu cầu toàn bộ xe taxi trên địa bàn thủ đô phải gắn thiết bị hộp đen và lắp đồng hồ tính tiền cước có in hóa đơn trong quản lý, điều hành.
Nếu làm được điều này, khách hàng phản ánh dễ dàng hơn, được bảo vệ quyền lợi và doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng sẽ quản lý tốt hơn.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi./.
Việt Hùng (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục