Khủng long có lông vũ có thể là tổ tiên của loài gà

Hậu duệ của Yutyrannus Huali, con khủng long sống cách đây khoảng 125 triệu năm vào đầu Kỷ Phấn trắng, có thể là gà và đà điểu.
Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc và Canada đã đào thấy ở tỉnh Liêu Ninh dấu vết hóa thạch khủng long có lông vũ bao phủ. Hậu duệ của nó không thể là loài cá sấu và thằn lằn hiện đại mà phải là giống gà và đà điểu.

Theo bài báo đăng trên tạp chí Nature, con khủng long này sống cách đây khoảng 125 triệu năm vào đầu Kỷ Phấn trắng, được đặt tên là Yutyrannus Huali, tên ghép Latinh và chữ Hán và mang ý nghĩa "bạo chúa lông vũ tuyệt vời nhất."

Vấn đề ở chỗ, với kích thước 14 mét và nặng một tấn rưỡi, người họ hàng của Tyrannosaurus T-rex châu Mỹ, lại được lông bao phủ. Trước đây, người ta cho rằng chỉ có một số khủng long nhỏ có lông, từ đó đã sinh ra các loài giống chim. Việc phát hiện Yutyrannus Huali đã chứng minh sai lầm của thuyết này.

Tuy nhiên, nhà cổ sinh vật học Trung Quốc Xu Xing giải thích bộ lông của con khủng long khổng lồ Trung Quốc trông giống như một tấm lông dài, và cần thiết cho việc sưởi ấm chứ không phải dùng để bay. Vì vậy, có vẻ như hậu duệ của Yutyrannus Huali chính là gà và đà điểu./.

Huy Bình (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục