Mặn xâm nhập sâu trên hệ thống sông Mekong

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, do gió chướng từ biển Đông thổi mạnh trong mấy ngày qua nên từ ngày 11/4 đến 20/4, độ mặn trên các sông Cửa Tiểu, Cửa Đại thuộc hệ thống sông Mekong tăng và có thể đạt mức cao nhất trong năm nay.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, do gió chướng từ biển Đông thổi mạnh trong mấy ngày qua nên từ ngày 11/4 đến 20/4, độ mặn trên các sông Cửa Tiểu, Cửa Đại thuộc hệ thống sông Mekong tăng và có thể đạt mức cao nhất trong năm nay.
 
Tại lưu vực 2 nhánh sông này, nước mặn cũng xâm nhập vào đất liền sâu hơn so với cùng kỳ năm 2008 .
 
Tại cửa sông Cửa Tiểu, độ mặn lên tới 30 phần ngàn. Nước mặn đã xâm nhập sâu từ 10 - 70 km vào các huyện Gò Công Đông, Chợ Gạo, Châu Thành và thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), huyện Chợ Lách (Bến Tre), huyện Thạnh Hóa (Long An).

Lưu vực sông Cửa Đại, độ mặn tại cửa sông là 32 phần ngàn. Nước mặn cũng xâm nhập sâu đến các huyện: Bình Đại (Bến Tre), Gò Công Tây (Tiền Giang), Mỏ Cày (Bến Tre).
 
Chịu tác động chính của triều biển Tây, mặc dù không thuộc hệ thống sông Mê Kông nhưng tại lưu vực sông Ông Đốc độ mặn cũng tăng lên cao nhất từ đầu năm đến nay và xâm nhập sâu hàng chục km đến trung tâm huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), huyện U Minh (Cà Mau).
 
Hiện nay, công trình cống Tắc Thủ đã vận hành ngăn mặn tuy nhiên một số cửa thông ra phía biển Tây lại chưa có công trình ngăn mặn nên toàn bộ tuyến sông Ông Đốc đều bị nhiễm mặn.
 
Nước mặn xâm nhập sâu, gây khó khăn cho người dân tại các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục